dai-hoc-thai-nguyen

Đại Học Thái Nguyên

Trung Tâm Đào Tạo Từ Xa

Sự phát triển của Thương mại điện tử giai đoạn 2020 – 2025 sẽ như thế nào?

su phat trien cua thuong mai dien tu

Sự phát triển của Thương mại điện tử là điều được rất nhiều người quan tâm. Nguyên nhân là do ngành nghề này đang dần trở thành một xu hướng mới, đòi hỏi tất cả mọi người phải nhanh chóng bắt kịp. Vậy thực trạng và tương lai của Thương mại điện tử tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng về thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, tính đến năm 2022, số lượng người mua hàng trực tuyến ở Việt Nam đã chiếm hơn 49%, cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Con số này cũng ngang bằng với mức trung bình trên toàn cầu, thậm chí là cao hơn các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản và Úc.

Theo dự báo của Google, quy mô của thị trườngthương mại điện tử Việt Nam rất có thể sẽ đạt mức 57 tỷ USD đến năm 2025. Trong đó, 4 sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

 

2. Tương lai thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam

Năm 2023 dự đoán sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam. Sau 2 năm đại dịch Covid – 19 hoành hành, người tiêu dùng đã bắt đầu quen dần với hình thức mua sắm online. Sự phát triển của Thương mại điện tử giai đoạn 2020 – 2025 hẳn sẽ bao gồm những xu hướng sau:

2.1. Bán hàng đa kênh – OmniChannel

su phat trien cua thuong mai dien tu

Tính đến nay, người dùng tại Việt Nam vẫn mang tâm lý khi mua hàng cần phải “sờ tận tay”. Điều này cho thấy mặc dù bán hàng trực tiếp đang dần nổi lên nhưng bán hàng trực tiếp vẫn là kênh bán hàng truyền thống không thể thay thế. Hơn nữa, số lượng các trang thương mại điện tử cũng nhiều lên nhanh chóng, tạo cơ hội kinh doanh rộng mở cho các doanh nghiệp.

Để bắt kịp với xu hướng, các doanh nghiệp nên áp dụng cách bán hàng đa kênh trên nhiều nền tảng khác nhau như: Facebook, Website,… Bên cạnh đó, duy trì hình thức bán hàng Offline để duy trì doanh thu.

2.2. Thương mại trên các cộng đồng – Social Commerce

Ngày nay, nền tảng Tiktok đã “ăn sâu” vào tiềm thức của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Họ thường sử dụng Tiktok như một nơi để cập nhật thông tin, xu hướng, thậm chí là mua sắm. Theo báo cáo của Google năm 2022, có đến 48% quyết định mua sắm online của giới trẻ phụ thuộc vào Tiktok.

Đây chỉ là con số rất nhỏ trong số 992 tỷ USD mà các doanh nghiệp kiếm được từ Social Media vào năm 2022. Như vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu các công ty bỏ qua kênh truyền thông vô cùng hữu ích này phải không nào!

2.3. Tận tâm với khách hàng

Trước hàng ngàn sản phẩm với nhiều mẫu mã đa dạng, người dùng giờ đây không chỉ quan tâm tới chất lượng hàng hóa mà còn đề cao thái độ chăm sóc khách hàng. Để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm, các công ty nên xây dựng các phương thức hỗ trợ khách hàng thông qua Hotline, Email, Chat,… 24/7.

Trong đó, hệ thống CRM chính là một trong những giải pháp thông minh, tiện lợi nhất giúp các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng nhanh nhất có thể.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Thương mại điện tử Việt Nam

su phat trien cua thuong mai dien tu

 

Trên thực tế, ngành Thương mại điện tử tại Việt nam nói riêng và thế giới nói chung cũng gặp phải rất nhiều biến động. Tuy nhiên, những khó khăn này là thời cơ hay thách thức còn phụ thuộc vào tầm nhìn của mỗi nhà quản lý. Trong giai đoạn 2020 – 2025, sự phát triển của Thương mại điện tử còn chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố sau:

3.1. Dịch bệnh

Dù đã 3 năm trôi qua nhưng những tác động của dịch bệnh Covid – 19 vẫn chưa được giải quyết triệt để và có nguy cơ tái phát trở lại. Chỉ trong năm 2019, lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến với hàng trăm ngàn giao dịch mỗi ngày.

Điều này vừa là cơ hội để nhiều công ty truyền thống gia nhập vào ngành Thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch rõ ràng, hình thức cạnh tranh nổi bật thì các doanh nghiệp cũng rất khó để đối đầu với hàng trăm công ty đang “mọc lên như nấm”.

3.2. Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo AI

Dữ liệu điện tử ngày càng thông minh, cho phép bạn khai thác nhiều hơn thông tin để cạnh tranh như: Thói quen của khách hàng, nguồn cung cấp, tiềm năng phát triển của các đối thủ cạnh tranh,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần rút ngắn thời gian tiếp cận với công nghệ mới để kết nối gần hơn tới nhu cầu của khách hàng.

3.3. Cá nhân hóa nền tảng thương mại điện tử

su-phat-trien-cua-thuong-mai-dien-tu

 

Các doanh nghiệp kinh doanh đang ngày càng coi trọng việc cá nhân hóa nền tảng thương mại điện tử. Thay vì mang đến hàng ngàn sản phẩm, nhiều công ty chỉ tập trung gợi ý những sản phẩm phù hợp với khách hàng. Điều này có được chính là nhờ khai thác thói quen mua hàng, sở thích của khách hàng,…

Như vậy, thay vì phải tự chọn lọc, các trang bán hàng đã giúp khách hàng lên ý tưởng về danh sách yêu thích. Điều này tưởng như đơn giản nhưng lại chính là công cụ hữu hiệu giúp làm tăng doanh số một cách đáng kể đấy!

3.4. Thay đổi hành vi khách hàng

Sự phát triển của Thương mại điện tử cũng kéo theo nhiều thay đổi trong hành vi khách hàng, có thể kể đến như:

      • Thay đổi về danh mục hàng hóa: Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, nội thất, thực phẩm,… đang dần trở thành những mặt hàng chủ đạo.

      • Cởi mở hơn với những thương hiệu mới.

      • Nhạy cảm hơn với giá cả và các chính sách ưu đãi.

      • Giới trẻ ưu tiên lựa chọn mua hàng trên các trang thương mại điện tử.

      •  

    4. Học ngành Thương mại điện tử ở đâu?

    thuong mai dien tu

     

    Bạn muốn học ngành Thương mại điện tử nhưng bị giới hạn về thời gian và khoảng cách? Vậy thì còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay Chương trình Đào tạo từ xa của Đại học Thái Nguyên. Khi theo học chương trình này, bạn sẽ được giảng dạy online nên có thể tự do sắp xếp thời gian học tập theo lịch trình riêng. Các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn tận tình giúp đỡ để bạn có được kết quả học tập tốt nhất.

    Không những vậy, bằng tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử của chương trình Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên cũng đã được Bộ GD&ĐT chứng nhận là có giá trị tương đương với bằng Đại học Chính quy.

    Sự phát triển của Thương mại điện tử đã mở ra một “kỷ nguyên mới” cho sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam. Hãy đăng ký ngay để đón đầu xu thế mới của đất nước nhé!

    Share the Post: